Sunday, April 14, 2024

VIỆT NAM LO NGẠI RẰNG DỰ ÁN KINH ĐÀO Ở CAMBODIA CÓ TIỀM NĂNG LÀ CỬA NGÕ CHO CÁC LỰC LƯỢNG CỦA TRUNG HOA

(Vietnamese concerned that canal project in Cambodia could be potential gateway for Chinese forces)

Tan Hui Yee – Bình Yên Đông lược dịch

The Straits Times – April 5, 2024

 

Ông Chey Saman, xã trưởng Somrong Thom trong tỉnh Kandal nơi kinh đào sẽ đi qua, đang đi cạnh sông Mekong. [Ảnh: Lim Yaohui]

 

KANDAL, Cambodia – Kế hoạch của Cambodia để xây một con kinh thủy vận trị giá 1,7 tỉ USD (2,3 tỉ SD) nối cảng của thủ độ Phnom Penh với bờ biển của quốc gia đã gây lo ngại ở Việt Nam về sự hiện diện lớn hơn của quân đội Trung Hoa mà nó có thể cho phép.

Dự án kinh đào Funan Techo dài 180 km, chấm dứt trong tỉnh Kep ở ven biển của Cambodia gần biên giới Việt Nam, được dự trù phát triển bởi công ty quốc doanh China Road and Bridge Corporation (Công ty Cầu Đường Trung Hoa) qua một thỏa thuận xây-điều hành-chuyển giao (BOT).

Điều nầy sẽ cho phép công ty điều hành kinh khoảng 50 năm để bù lại cho việc tài trợ xây cất.  Công việc được dự trù bắt đầu trong năm 2024 và hoàn tất trong năm 2028.

Giới chức Cambodia đã ca ngợi làm thế nào kinh đào sẽ cho phép hàng nhập cảng và xuất cảng của Cambodia không phải đi qua các cảng của Việt Nam.

Thủ tướng Hun Manet đã nói nó sẽ tạo công ăn việc làm cho khoảng 1,6 triệu người sống dọc theo đường được đề nghị mà không cộng thêm vào nợ bên ngoài của quốc gia.

Nhưng các nhà nghiên cứu của một viện được nhà nước hậu thuẫn của Việt Nam đã cảnh báo rằng kinh đào là một dự án “sử dụng kép”, có nghĩa là trong khi khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội cũng có thể làm dễ dàng sự hiện diện quân sự của Trung Hoa sâu trong lãnh thổ Cambodia ở gần mông của Việt Nam.

“Các âu tàu trên kinh Funan Techo có thể tạo nên những chiều sâu cần thiết cho những tàu quân sự để đi từ vịnh Thái Lan, hay từ Căn cứ Hải quân Ream, và đi sâu vào Cambodia và đến gần biên giới (Cambodia-Việt Nam), một bài viết của ông Dinh Thien và ông Thanh Minh, 2 nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Viễn Đông trong Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cho biết.

Bài viết trong tạp chí tháng 3 năm 2024 được công bố trên trang mạng của Viện Hàn lâm Công an Chánh trị Nhân dân hôm 18 tháng 3.

“Kinh đào Funan Techo không đơn giản là một dự án kinh tế-xả hội mà còn có một giá trị quân sự quan trọng, có thể có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình quốc phòng và an ninh của toàn khu vực,” 2 nhà nghiên cứu nói.

Căn cứ Hải quân Ream của Cambodia hiện được nâng cấp với rự trợ giúp của Trung Hoa.

Phnom Penh đã bác bỏ những cáo buộc rằng quốc  gia nầy đã cho phép hải quân Trung Hoa sử dụng căn cứ để bù lại cho việc trợ giúp, mặc dù các tàu chiến của Trung Hoa đã được thấy ở Ream gần đây hồi tháng 3.

Việt Nam và Trung Hoa có những tuyên bố lãnh thổ chồng chéo ở Biển Đông.

Những lo ngại được nêu lên trong bài viết trong tháng 3 là những lo ngại mới nhất được trích bởi các nhà học thuật Việt Nam cho đến nay đã chú trọng đến ảnh hưởng môi trường có thể có của dự án kinh đào.

Mặc dù những ý kiến chánh thức của Hà Nội về việc nầy đã bớt đi, truyền thông Cambodia báo cáo rằng ông Hun Manet cố gắng làm dịu bớt những lo ngại của Thủ tường Phạm Minh Chính của Việt Nam về kinh đào trong chuyến viếng thăm chánh thức Hà Nội trong tháng 12 năm 2023.

Nối Phnom Penh với biển

Kinh đào Funan Techo dài 180 km sắp đến ở Cambodia sẽ đi qua 4 tỉnh và nối cảng Phnom Penh với tỉnh Kep ở ven biển.



Theo một tài liệu trong tháng 8 năm 2023 được gởi bởi Ủy ban Mekong Quốc gia Cambodia đến tổ chức liên chánh phủ Ủy hội Sông Mekong (MRC) – trong đó Thái Lan, Việt Nam và Lào cũng tham gia – kinh đào Funan Techo sẽ có chiều sâu ít nhất là 4,7 m và rộng 50 m ở đáy.

Tài liệu cho biết thêm rằng bất cứ ảnh hưởng từ kinh đào phần lớn là tạm thời và hạn chế trong thời gian xây cất.

Bài viết trong tháng 3 của các nhà nghiên cứu Việt Nam, tuy nhiên, đề nghị rằng kinh đào có thể làm giảm số lượng nước chảy vào Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (ĐBSCL).

Ông Brian Eyler, giám đốc Chương tình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson ở Hoa Kỳ, người nghiên cứu chặt chẽ hệ thống sông Mekong, đề nghị rằng Kinh đào Funan Techo cuối cùng sẽ có tác dụng như một con đê sẽ ngăn nước chảy đến những nơi quan trọng của ĐBSCL ở miền nam Việt Nam.

Điều nầy là vì dòng nước của Mekong có thể rộng đến 50 km khi nó chảy xuống hạ lưu trong mùa mưa trong những tháng cuối năm, ông nói với The Straits Times. [Lời người dịch: Không biết ông Eyler dựa vào đâu để nói dòng nước của Mekong có thể rộng đến 50 km. Trên thực tế, sông Mekong có thể tràn bờ xa hơn 50 km trong mùa lũ.]

“Cái mà kinh sẽ làm, là cắt ngang bờ lũ lớn đó,” ông nói.

“Kinh đào sẽ có tác dụng như đập.  Nước thường chảy xuống hạ lưu sẽ đụng con kinh và bắt đầu chảy ra biển theo chiều ngang bởi trọng lực và độ dốc của đất… Điều đó sẽ tạo nên một vùng khô ở phía nam của kinh và một vùng ướt hơn ở phía bắc.”

Khi được ST hỏi vế ảnh hưởng môi trường của dự án kinh đào, Bộ trưởng Công chánh và Giao thông của Cambodia từ chối cho ý kiến.

Mặc dù công việc trên kinh đào được dự trù bắt đầu trong năm 2024, nhiều người địa phương sống dọc theo đường kinh được đề nghị vẫn ở trong bóng tối về việc làm thế nào nó sẽ được thực hiện.

Ông Chey Saman, xã trưởng Somrong Thom trong tỉnh Kandal, nơi con kinh sẽ đi qua, nói với ST: “Dân làng luôn luôn hỏi tôi về dự án, nó sẽ lớn bao nhiêu, và ảnh hưởng của nó đối với đất của họ như thế nào.”

“Họ muốn trị giá công bằng cho đất của họ.  Ho tiếp tục hỏi tôi, nhưng tôi không có bất cứ câu trả lời nào cho họ.”

Nhưng, ông vẫn là một người ủng hộ nhiêt tình cho phát triển.

“Hiện nay, nông dân ở đây không có cách để bán những sản phẩm của họ ở thị trường toàn cầu, họ chỉ có thể làm thế hiện nay bằng cách để cho hàng hóa của họ đi qua Việt Nam và Thái Lan.  Vì thế họ được giá thấp cho hoa màu của họ.”

“Kinh đào nầy sẽ cho phép xuất cảng trực tiếp và gia tăng giá xuất cảng, giúp cải thiện cuộc sống.”

Trong khi đó, giáo viên về hưu Yin Yinthy lo ngại liệu bà sẽ phải dời nhà và nông trại ở gần suối Preak Ta Ek, một phần khác trong tỉnh Kandal nơi kinh đào sẽ được xây.

Người đàn bà 65 tuổi trồng bắp để sống với chồng trên miếng đất rộng 1,2 hectares gần suối, trong khi nhà của họ nằm trong vòng 50 m của kinh.

“Tôi biết về Kinh đào Funan Techo qua Facebook,” bà nói, thất vọng vì không có viên chức nào trong láng giềng của bà có thể trả lời những câu hỏi của bà về dự án.

“Tôi không rõ tin tức chánh thức đến đâu.  Tôi luôn nghĩ về việc liệu nó sẽ ảnh hưởng đến nhà của tôi, đất canh tác của tôi – và liệu sẽ có bồi thường, và liệu nó sẽ đủ cho tôi để có một chỗ mới.”

CÁ KHỔNG LỒ CỦA MEKONG BỊ ĐE DỌA BỞI ĐẬP VÀ VIỆC BIẾN ĐỔI ĐẤT NGẬP NƯỚC

(Mekong’s giant fish threatened by dams and wetland conversions)

Rebecca L. Root – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – April 4, 2024

 

Một người đàn ông sờ con cá đuối nước ngọt Mekong khổng lồ. [Ảnh: Chhut Chheana]

 

Cá lớn của Mekong, một số được sùng kính trong văn hóa địa phương, đối mặt với những hậu quả u ám nếu không có hành động cấp bách

Được khắc trên những đền đài cỗ của Angkor, cá hô là loại cá chép lớn nhất trên thế giới và là quốc ngư của Cambodia.  Mặc dù tình trạng sùng kính của nó, tuy nhiên, nó nằm trong 19% của loại cá sông Mekong đối mặt với tuyệt chủng.

Cá hô có thể biến mất cùng với các loại cá đặc thù khác đối với sông Mekong ngoại trừ những nhà lấy quyết định ngừng đánh giá thấp và bỏ qua cá Mekong, theo phúc trình Mekong’s Forgotten Fishes (Những Con cá Mekong bị Bỏ quên), được soạn thảo bởi một nhóm 25 tổ chức bảo tồn.  Phúc trình cảnh báo rằng việc mất mát đa dạng sinh học sẽ ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa, cuộc sống và kinh tế của khu vực.

Phép kỳ diệu của Mekong

Mekong là nơi cư trú của gần 1.500 loại cá, ¼ của chúng không thể tìm thấy ở nơi khác trên thế giới.  Bắt nguồn ở Trung Hoa, sông chảy qua 6 quốc gia trước khi đến Biển Đông.

“Nó là một điểm nóng đa dạng sinh học của thế giới cho cá nước ngọt [và] đứng hàng thứ 3rd trên thế giới về đa dạng cá,” Kathy Hughes, tác giả của phúc trình và cầm đầu đa dạng sinh học nước ngọt Á Châu Thái Bình Dương của Quỹ Thiên nhiên Toàn Thế giới (WWF), một trong những tổ chứa đứng sau phúc trình.

 

Cá hô Mekong (Siamese Carp Catlocarpio Siamensis Black) là 1 trong 19% cá có rủi ro tuyệt chủng ở Mekong. [Ảnh: Ashley Swanson]

 

Mặc dù 19% của cá Mekong có rủi ro thì thấp hơn trung bình toàn cầu là 25%, Hughes cảnh báo rằng không đủ dữ kiện cho 38% nữa đề nghị rằng có thể có thêm nhiều loại cũng gặp nguy hiểm.  Hiện nay, 74 loại đã được xác nhận “có nguy cơ tuyệt chủng” và 18 loại được liệt kê “có nguy cơ tuyệt chủng cao” trong Sách Đỏ cùa Chủng loại bị Đe dọa của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

“38% thật sự đáng kể vì nó gấp ba trung bình toàn cầu cho dữ kiện không đầy đủ,” Hughes nói.  Loại thú thiếu dữ kiện được xếp loại bởi IUCN như không có sẵn tin tức thích hợp cho việc xác định tình trạng bảo tồn.  “Đó là một tiếng chuông báo động thật sự cho tôi rằng, thật sự nó không chỉ 19% chúng ta cần lo ngại cho, nó là 38%.”

Những con cá khổng lồ bị đe dọa

Được bao phủ bởi vãy màu sậm với cái môi trề nổi bật, cá hô gây ấn tượng có thể lớn đến 3 m chiều dài và nặng đến 300 kg.  Thế nhưng việc nhìn thấy đã càng ngày càng hiếm hoi, cho thấy một sự suy giảm quan trọng trong con số.  Chea Seila, quản đốc dự án và phối trí viên cho dự án Wonders of the Mekong (Những Kỳ quan của Mekong), là cơ quan tài trợ cho phúc trình, than thở về phát triển nầy: “Chúng không có đủ thời gian để lớn lên,” cô nói.

Ngoài cá hô, Mekong là nơi cư trú của những cá khổng lồ khác như cá đuối khổng lồ, cá tra dầu Mekong và cá basa khổng lồ, tất cả đều có nguy cơ tuyệt chủng cao.  “Sông phong phú đến nỗi nó tiến hóa những gã khổng lồ mà bạn không thể thấy ở nơi nào khác,” Hughes nói.

Sự giàu có sinh học nầy càng ngày càng bị đe dọa từ nhiều yếu tố khác nhau gồm có việc xây cất các đập thủy điện, biến đổi đất ngập nước cho nông nghiệp và nuôi cá, khai thác cát, sự hiện diện của chủng loại ngoại lai và thay đổi khí hậu.

Các đập, đặc biệt, tạo nên một đe dọa đáng kể cho cá, vì 160 loại di ngư dựa vào khả năng chảy tự do của sông.  “Khi chúng ta đặt 1 đập trên sông, nó chặt ½ dòng sông,” Hughes giải thích.  “Nó giữ lại phù sa ở phía sau đập, nó giữ lại nước, và nó cũng giữ lại chất dinh dưỡng.”

Ngoài ra, việc khai thác từ 35 đến 55 triệu m3 cát sông Mekong mỗi năm kết hợp những thách thức nầy, làm gián đoạn lề lối di chuyển của cá rất cần để sinh sản.

Khi có những thay đổi trong hệ sinh thái Mekong, phù sa và mực nước, “cá bối rối với lúc nào chúng phải di chuyển về thượng lưu hay hạ lưu,” Teerapong Pomun, giám đốc của Hiệp hội Viện Cộng đồng Mekong, giải thích.

Hệ quả của không hành động

Không có hành động tức khắc, sự toàn vẹn và sức chịu đựng của toàn thể hệ sinh thái lâm nguy, Hughes cảnh báo.  “Bạn không thể đặt một cái giá cho đa dạng sinh học, chức năng của hệ sinh thái, thủy sản hay khía cạnh văn hóa có thể bị mất.”

Mekong là nơi cư trú của nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới, chiếm 15% số cá nội địa toàn cầu và tạo ra trên 11 tỉ USD hàng năm trong năm 2015.  Trên 40 triệu người ở Trung Hoa, Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam dựa vào sông để có thu nhập và sinh tồn, không có hành động sẽ đưa đến những hậu quả thảm khốc cho các cộng đồng ở địa phương.

“Đây là một nền thủy sản không thể thay thế,” Hughes nói.

Nhiều cộng đồng dọc theo Mekong dựa vào cá thiên nhiên như nguồn chất đạm chánh của họ.  Giảm 50% của sự tụt xuống của thủy sản đánh bắt cá thiên nhiên sẽ cần một mức gia tăng lớn lao của những nguồn chất đạm thay thế, vối những hệ quả môi trường ngoại khổ.  Một kết quả tiềm tàng được trích có thể mang lại một mức tăng vọt 130% trong việc sản xuất thịt bò, đưa đến việc gia tăng 231% việc biến đổi đất cho việc sử dụng nông nghiệp.  Hơn nữa, phúc trình tiên đoán 8% gia tăng trong nhu cầu nước khu vực và thêm 45 triệu tấn khí nhà kiếng được phóng thích.

“Không quá trễ”

“Tin tốt đẹp là vẫn chưa quá trễ để phục hồi Mekong và mang cá của nó trở lại từ bờ vực,” Zeb Hogan, một nhà sinh học và giám đốc dự án Wonders of the Mekong, nói trong buổi công bố Mekong’s Forgotten Fishes.

Quan trọng đối với việc nầy là xây dựng trên chuyên môn, kiến thức và những giải pháp của các cộng đồng địa phương.  Các cộng đồng ở Lào và Thái Lan đã tạo nên một vài vùng bảo tồn cá, những nơi việc đánh cá bị cấm và nơi người địa phương thực hiện tuần tiểu cộng đồng để ngăn ngừa đánh cá bất hợp pháp.  Ở Cambodia và Việt Nam, bất hợp pháp để bắt cá hô, nhưng vì các loại cá hiếm vẫn được các nhà hàng Việt Nam ưa chuộng, sự cám dỗ vẫn còn.

 

Các nhà nghiên cứu thả cá trở lại Mekong. [Ảnh: FISHBIO]

 

Ở Cambodia, nhiều nỗ lực đang tiến hành để thả cá được nuôi, gồm có cá hô, trở lại hồ Tonle Sap.  Chánh phủ cũng ký vào Thách thức Nước ngọt quốc tế nhằm để phục hồi 300.000 km sông bị suy thoái và 350 triệu hectares đất ngập nước bị suy thoái trên toàn cầu vào năm 2030.

Nhưng, vẫn chưa đủ đang được làm trong qui mô với kích thước của vấn đề, Pomun nói.  Ông đang kêu gọi tăng cường hợp tác khu vực để phục hồi hệ sinh thái, nhấn mạnh đến sự cần thiết để làm việc với chánh quyền và cộng đồng địa phương để thực hiện có hiệu quả các giải pháp.

Việc ký kết Khuôn khổ Đa dạng sinh học Toàn cầu Kunming-Montreal bởi các quốc gia Mekong trong năm 2022. cam kết họ trong việc bảo vệ và phục hồi 30% vùng nước nội địa, đánh dấu một cột mốc hứa hẹn.  Tuy nhiên, phúc trình thúc giục những quóc gia đã ký kết đi xa thêm bằng cách thực hiện kế  hoạch phục hồi khẩn cấp xuyên biên giới cho đa dạng sinh học nước ngọt.  Kế hoạch nầy sẽ ưu tiên hóa việc bảo đảm dòng chảy tự nhiên của sông, cải thiện phẩm chất nước và chấm dứt khai thác tài nguyên không khả chấp.

Chừng nào những biện pháp như thế được thực hiện, tuy nhiên, cá hô và các loại cá khác vẫn còn gần với tuyệt chủng một cách nguy hiểm – vai trò từng quan trọng của chúng có tiềm năng giảm xuống tình trạng thần thoại.  Theo Hughes: “Đảo ngược nhiều thập niên suy thoái sẽ rất khó, nhưng có thể, nếu chúng ta hàng động một cách tập thể và cấp bách.”

 

HUN SEN BIỆN HỘ CHO DỰ ÁN KINH ĐÀO CỦA CAMBODIA, BÁC BỎ VU KHỐNG Ở BÊN NGOÀI

(Hun Sen defends Cambodian canal project, rejects outside slander)

Yan Han – Bình Yên Đông lược dịch

China Daily – 9 April 2024

 

Hun Sen [Ảnh: Agencies]

 

Người dân không nên vu khống Cambodia để chống đối Trung Hoa về chiến lược địa chánh trị của họ, Chủ tịch Thượng viện Cambodia Hun Sen nói hôm 9 tháng 4, khiển trách những cáo buộc rằng dự án Kinh đào Funan Techo sẽ làm dễ dàng cho hải quân Trung Hoa gần biên giới Việt Nam.

“Kinh dào Techo Funan hoàn toàn phục vụ cho lợi ích kinh tế-xã hội vì nó cung cấp thêm thủy lộ đến tây nam Cambodia ngoài những đường giao thông hiện hữu dọc theo sông Mekong,” Hun Sen nói qua một bài đăng trên mạng xã hội của ông.

Hạ tầng cơ sở vô cùng quan trọng, làm dễ dàng cho các hoạt động nông nghiệp bằng cách cung cấp nước để canh tác hoa màu, rất tốt để quản lý nước trong mùa mưa và gia tăng việc sản xuất cá nước ngọt, cùng với những lợi ích khác, Hun Sen nói.

Dự án Kinh đào Funan Tcho dài 180 km, nối thủ dô Phnom Penh của Cambodia với tỉnh Kep ven biển, sẽ là thủy đạo thủ đô-ven biển đầu tiên của Cambodia.

Bằng cách nối các thủy đạo giữa các sông và biển của Cambodia, nó giúp nâng cao hạ tầng cơ sở và nối kết của quốc gia Đông Nam Á.  Việc xây cất dự trù bắt đấu vào cuối năm 2024, theo Khmer Times.

Trong một phiên họp với Zhao Leji, chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Quốc gia, vào ngày 28 tháng 3, Hun Sen, cũng là chủ tịch của đảng cầm quyền Nhân dân Cambodia, nói ông hy vọng Trung Hoa sẽ hỗ trợ dự án kinh đào

Hun Sen nói trong bài đăng trên mãng xã hội rằng Cambodia và Việt Nam là láng giềng với tình hữu nghị và hợp tác tốt trong mọi lãnh vực, trong khi Trung Hoa và Việt Nam cũng có liên hệ tốt và là đối tác chiến lược trong mọi khía cạnh.

Lưu ý rằng dự án tuân theo Thỏa ước Mekong 1995 được ký kết bởi Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, Hun Sen nói kinh sẽ không có ảnh hưởng đến dòng chảy của sông Mekong vì nó không nối trực tiếp với sông Mekong nhưng thay vào đó là sông Bassac bắt đầu từ Phnom Penh và chảy về phía nam tới tỉnh Kandal giáp ranh với Việt Nam.

“Chúng tôi cũng nghĩ đến quyền lợi quốc gia cũng như anh,” Hun Sen nói.  “May mằn thay, anh sinh ra trong một quốc gia giàu có và chúng tôi sinh ra trong một quốc gia nghèo khó.  Đó là lý do anh tốt hơn chúng tôi.”

 

Monday, April 8, 2024

Mekong Dam Monitor (Update for April 8 - 14)

 

Update for April 8-14

Notable changes on the Mekong in the last week. Visit the Monitor home for more, including Burmese, 中文, Khmer, ພາສາລາວ, ไทย, and Tiếng Việt translation.

SPOTLIGHT

Extreme Heat Scorches the Mekong

From central Yunnan province in China all the way to the Mekong Delta, the Mekong Basin is experiencing much higher than normal temperatures. Much of southern Laos and Cambodia are experiencing temperatures 5-7 degrees Celsius higher than normal, and the Cardamom Mountains in Cambodia are experiencing temperatures 7-9 degrees higher than normal. Mid-April typically is the hottest time of the year in the Mekong, but this heat wave is extraordinary. 

IMAGE OF THE WEEK

Drought Developing Adjacent to Irrigated Fields in the Mekong Delta

Media reports suggest severe drought is forming in the Mekong Delta in Vietnam, but our surface wetness maps show a unique pattern of drought forming in the delta’s coastal provinces while a majority of the delta is wet. What drives this pattern? The wetness observed through much of the delta is from irrigation used for dry season rice production, but along Vietnam’s coast, salinity intrusion has penetrated rivers and canals rendering them useless for irrigation. Fields which cannot be irrigated with freshwater are drying out at a rapid rate.

Where is the water?

Dry season releases for hydropower production were moderate throughout the basin last week with a net release of just over 700 million cubic meters of water. The most significant releases came from Nam Ngum 1 (LAO, 128 million cubic meters), Nam Ngum 2 (LAO, 252 million cubic meters), and Nam Theun 2 (LAO 126 million cubic meters).
Most Impactful Dams

River Levels

River levels are low from Chiang Saen to Nakhon Phanom. From Pakse downstream, river levels are close to normal. The Tonle Sap is slightly lower than normal for this time of year.
Chiang Saen Gauge
Stung Treng Gauge

Weather & Wetness

Much of the basin is showing extremely high temperatures. The headwaters in China were unusually wet for this time of year while most of the lower basin is much drier than normal. Irrigation for farming in Vietnam is making most of the Mekong Delta extremely wet, but a few small pockets of extreme dryness are observed along the coast.

Mekong Dam Monitor in the News

  • AP covers how the extreme heat wave is impacting policy approaches to the water festival in Thailand, Myanmar, Cambodia, and Laos

Đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân phải thích ứng với ngập mặn ngày càng trầm trọng

 

Là vựa lúa của Việt Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long đang bị ngập mặn ngày càng trầm trọng và nông dân trong vùng này nay buộc phải thích ứng với tình trạng đó.

 

Nông dân trên cánh đồng lúa khô hạn giữa đợt nắng nóng kéo dài ở tỉnh Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 23/02/2024.

Tình trạng khô hạn và ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long lên đến mức mà tỉnh Tiền Giang vào ngày 06/04/2024 đã phải công bố "tình huống khẩn cấp" trong khu vực huyện Tân Phú Đông.

Trước đó, bên lề hội thảo Bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên nước tại Hà Nội ngày 15/3, Viện Khoa học Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã công bố một nghiên cứu mới cho biết là bốn ngành lúa, thủy sản, cây ăn quả, hoa màu của đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm bị thiệt hại hơn 70.000 tỷ đồng, tương đương với khoảng 3 tỷ euro, do bị xâm nhập mặn.

Báo cáo cũng dự đoán là thiệt hại do xâm nhập mặn sẽ tăng dần theo thời gian, với các kịch bản cho những năm 2030, 2040, 2050. Ông Trần Anh Phương, Viện Khoa học Tài nguyên nước, cho biết sự gia tăng của các dự báo tương ứng với kịch bản nước biển dâng, hoạt động phát triển kinh tế, xã hội cũng như khai thác tài nguyên nước thượng nguồn, đặc biệt là phát triển thủy điện và chuyển nước ra ngoài lưu vực.

Đồng bằng sông Cửu Long là phần hạ lưu giáp biển của sông Mekong, có địa hình thấp và khá bằng phẳng với 2 vùng trũng lớn là Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Cùng với 2 dòng chính là sông Tiền và sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt, cho nên dễ bị xâm nhập mặn do thủy triều đưa nước mặn vào sâu trong sông và nội đồng, đặc biệt trong mùa cạn, khi mà lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong xuống thấp. Trả lời RFI Việt ngữ, giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam, nhắc lại lịch sử hình thành của đồng bằng sông Cửu Long:

 

“Các nhà địa chất xác định tuổi carbon 14 của đồng bằng là được hình thành từ khoảng 10 ngàn năm trước. Khi đồng bằng sông Cửu Long mới hình thành, bờ biển nằm ở ranh giới Cam Bốt bây giờ. Qua những đợt nước biển lùi vài trăm năm rồi nước biển dâng trở lại vài trăm năm, cứ dâng và lùi như vậy, mỗi lần thay đổi mặt nước biển thì để lại vết tích là những dòng cát. Có hàng trăm dòng cát như vậy nằm song song với bờ biển hiện tại.

Nói cách khác, đồng bằng sông Cửu Long không có lạ gì với hiện tượng nước biển dâng và lùi. Nhưng bây giờ các nhà khí tượng học dự đoán là những quy luật trước đây như vào thời “Năm Thìn bão lụt” thì bây giờ không còn như vậy nữa. Bây giờ muốn lụt lúc nào thì lụt, muốn hạn lúc nào thì hạn. Bên kia thì đang lụt, nhưng bên đây thì lại đang cháy rừng.”

 

Thiếu nước ngọt trong mùa nắng nóng

Trong hơn một tháng qua, miền Nam Việt Nam phải đối mặt với đợt nắng nóng kéo dài bất thường. Các nhà khí tượng học cảnh báo hiện tượng này có thể tiếp tục kéo dài với hậu quả làm trầm trọng thêm tình trạng xâm nhập của nước biển vào nước ngầm hoặc nước mặt. Hiện tượng, vẫn xảy ra hàng năm vào mùa khô, càng gia tăng do tác động của thời tiết nóng bức và mực nước biển dâng cao, cả hai đều chịu áp lực do biến đổi khí hậu. Độ mặn tăng ảnh hưởng đến cây trồng và khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của người dân.

Trong số 13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau có mức độ thiệt hại lớn nhất, tiếp đến là Bến Tre. Hãng tin Pháp AFP ngày 20/03/2024 đã có bài phóng sự tại Bến Tre, nơi đang bị một đợt nắng nóng kéo dài và xâm nhập mặn đe dọa nền kinh tế địa phương. Nói với AFP, nông dân Nguyễn Hoài Thương than thở: "Thật lãng phí khi bỏ ruộng lúa vì chúng tôi không có nước ngọt. Thay vào đó tôi phải nuôi bò".

Tại Bến Tre, các cánh đồng vốn được trồng lúa nay đã bị nứt nẻ do hạn hán, nắng nóng. Do thiếu mưa, gia đình nông dân Nguyễn Hoài Thương phải mua nước sinh hoạt của hàng xóm với giá gần 500.000 đồng (20 euro) vào tháng 2 vừa qua. Ông Nguyễn Hoài Thương giải thích: “Chúng tôi không có nguồn nước ngọt ngầm và nước mặt thì mặn”. Nông dân Phan Thành Trung, người trồng lúa cùng làng với Nguyễn Hoài Thương, cho biết: “Tôi phải giảm vụ từ ba vụ xuống chỉ còn hai vụ một năm. Nước ở vùng tôi quá mặn nên không thể sử dụng được”. Người hàng xóm Nguyễn Văn Hùng thì đã tận dụng đợt nắng nóng để kiếm thêm thu nhập từ nguồn nước ngọt dồi dào dưới lòng đất. Ông cho biết: “Khi có những đợt hạn hán, xâm nhập mặn, tôi bán nước ngọt cho hàng xóm, nhưng nói thật là tôi cũng không vui. Thời tiết bất lợi thực sự ảnh hưởng nặng nề đến chúng tôi.”

 

Đa dạng hóa nông nghiệp để thích ứng

Gần đây, các tổ chức quốc tế và các chương trình của chính phủ đã khuyến khích đa dạng hóa nông nghiệp nhằm hướng tới khả năng phục hồi kinh tế và khí hậu tốt hơn. Cụ thể là nông dân nên duy trì các đồng lúa trong mùa mưa, khi sông Mekong có thể cung cấp đủ nước ngọt, sau đó chuyển những cánh đồng đó sang nuôi tôm hoặc nuôi tôm vào mùa khô.

Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng đưa ra khuyến cáo tương tự:

“Những vùng nào mà mình biết đã nhiễm mặn thì đừng ngăn mặn và đem nước ngọt về “ngọt hóa” để trồng lúa làm gì, đã có nhiều lúa lắm rồi. Bây giờ mình làm theo nghị quyết của chính phủ năm 2017, nghị quyết mà tôi đã hết sức đấu tranh để nhà nước chấp nhận thả ra, không còn ép buộc trồng lúa mọi lúc, mọi nơi. Sau nghị quyết 2017, nông dân được hướng dẫn là ở vùng ven biển không trồng lúa trong mùa nắng, trong mùa nước mặn nữa, mà chỉ trồng lúa trong mùa mưa thôi. Sau khi hết mưa rồi, thu hoạch lúa xong thì mình cho nước mặn vào rồi nông dân bắt đầu nuôi tôm, cua biển, hoặc cá kèo. Khi mùa mưa tới nữa thì mình lại trồng lúa.

Mình cũng khuyến cáo bà con nông dân rất kỹ: Khi vừa thu hoạch lúa xong, đất ruộng còn ướt, đưa nước mặn vào thì nước mặn chỉ nằm bên trên thôi. Tức là khi đưa nước mặn vào thì đất ruộng phải còn ướt, còn sình lầy, như vậy đất sẽ không bị nhiễm mặn, mùa tới khi mưa trở lại thì có thể trồng lúa như bình thường.

Ở vùng giữa ( đồng bằng sông Cửu Long ), bây giờ bà con được khuyến cáo là chỉ trồng một vụ lúa thôi, còn lại thì trồng những loại cây trồng cạn, như cây bắp, cây sorgho, cây mía...Có vùng thì họ lên liếp hết, trồng cây ăn quả ở trên, còn ở dưới mương thì nuôi cá hay dùng giống như hồ chứa nước trong mùa mưa để tưới cho cây trồng trong mùa nắng.

Còn nguyên một vùng nằm dọc theo biên giới Cam Bốt, nơi mà sông Cửu Long bắt đầu đến Việt Nam, thì mình lấy nước ở đoạn sông đó để dẫn vào hệ thống thủy lợi dọc theo vùng phía trên Đồng Tháp Mười để phân bổ nước ngọt của sông Hậu Giang cho vùng Tứ Giác Long Xuyên. Diện tích tổng cộng của vùng này là khoảng 1 triệu 500 ngàn hecta, là vùng luôn luôn có nước ngọt, nước mặn không bao giờ lên đến đó. Đây là vùng mà tôi gọi là “sống chung với biến đổi khí hậu”, tức là không bị ảnh hưởng”

 

Mô hình "không bền vững"?

Trong một bài viết trên trang mạng The Diplomat của Nhật Bản ngày 09/02/2024, bà Quinn Goranson, một nhà nghiên cứu về khí hậu và chuyển đổi năng lượng ở Canada, đã cảnh báo về những hậu quả của mô hình nói trên, vì theo bà, người ta ít  chú ý đến các tác động tiêu cực đến môi trường của quá trình chuyển đổi hàng loạt sang nuôi tôm, một hành động mà thật ra theo bà là "không bền vững". Giáo sư Võ Tòng Xuân trấn an về cảnh báo nói trên:

“ Đất ruộng để nuôi tôm không bao giờ sử dụng hóa chất, cho nên loại múa ST25 là loại gạo ngon nhất Việt Nam được trồng ở những ruộng tôm này là tốt nhất, vừa đạt tiêu chuẩn quốc tế, vừa an toàn cho người dân ăn. Đó là tại vì người ta biết là xài hóa chất cho lúa thì sẽ ảnh hưởng đến tôm nuôi. Còn khi nuôi tôm thì bây giờ người ta cũng sản xuất tôm giống rất là kỹ. Khi nuôi trong ruộng nếu tôm bệnh thì người ta dùng các loại thuốc vi sinh, tức là probiotique, chứ không phải là antibiotique.”

Tuy nhiên, trong bài viết nói trên, nhà nghiên cứu Quinn Goranson lo ngại một cái vòng luẩn quẩn của tác động tiêu cực từ mô hình đó:

“Nông dân theo mô hình trồng lúa/nuôi tôm đã bắt đầu nhận thấy tác động lâu dài của các ao nuôi tôm đối với chất lượng đất, vì biến đổi khí hậu hạn chế khả năng xả muối của sông Mê Kông, khiến đất kém màu mỡ. Cuối cùng, khi tình trạng xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn do mực nước biển dâng cao và sụt lún mặt đất liên tục, độ mặn sẽ vượt quá mức có thể chấp nhận được ngay cả đối với những loài tôm này. Cho nên người ta đã khuyến khích việc khai thác nước ngầm để làm loãng độ mặn của ao nuôi tôm. Sự suy giảm tầng chứa nước đã góp phần gây ra tình trạng sụt lún đất ở đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều thập kỷ, đẩy nhanh tốc độ sụt lún chưa từng thấy của đồng bằng ở mức 18 cm trong 25 năm qua.”

Tình trạng sụt lún đất cũng chính là một trong những nguyên nhân ban đầu dẫn đến xâm nhập mặn. Cho nên nhà nghiên cứu Quinn Goranson đề nghị cần có những nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn về tác động lên hệ sinh thái đồng bằng sông Cửu Long.

Thanh Phương

SOURCE:

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-vi%E1%BB%87t-nam/20240408-%C4%91%E1%BB%93ng-b%E1%BA%B1ng-s%C3%B4ng-c%E1%BB%ADu-long-n%C3%B4ng-d%C3%A2n-ph%E1%BA%A3i-th%C3%ADch-%E1%BB%A9ng-v%E1%BB%9Bi-ng%E1%BA%ADp-m%E1%BA%B7n-ng%C3%A0y-c%C3%A0ng-tr%E1%BA%A7m-tr%E1%BB%8Dng